Tầm nhìn sâu xa của Tần Thủy Hoàng khi quyết định "khử" Lã Bất Vi

Trong cuốn “Cương Quốc Biên”, Tuân Tử đã mượn lời của Tôn Khanh Tử và Phạm Thư để tổng kết rằng: Nhà Tần từ thời Tần Hiểu Công đã kiên định theo đường lối của Thương Uổng “cổ tứ thể hữu thắng, phi hạnh dã, số dã”.



Câu này ý chỉ nhà Tần nhờ có chính sách thống trị thỏa đáng nên phát triển là xu hướng tất nhiên.

Tuy nhiên, việc Doanh Chính có thể xoay chuyển đại nghiệp thiên thu suy cho cùng lại nhờ vào một nhân vật đặc biệt quan trọng, đó chính là Lã Bất Vi.

Trên thực tế, vĩ nhân được hậu thế tôn sùng là Tần Thủy Hoàng có xuất thân còn khổ sở hơn cả Hoàng Liên.

Theo cuốn “Tư trị thông giám” của Tư Mã Quang, có vẻ như ông vua này là con trả của Lã Bất Vi chứ không có quan hệ máu mủ với dòng dõi nhà Tần. Không chỉ vậy, xác suất đứa trẻ có tên Doanh Chính được lên ngôi vua chỉ chưa đến 1 phần 10.000.

Nhận định này của Tư Mã Quang đã được lưu truyền rộng rãi và có tầm ảnh hưởng đến mức có thể tạo ra một “thuyết âm mưu” đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc.

Vai trò của Lã Bất Vi đối với nước Tần

Chiến quốc là một bộ sử nói về chiến tranh nhưng trọng tâm của nó nói về cuộc chiến giữa hai nước Tần – Triệu.

Hai nước này có một mối thâm thù sâu đậm. Công tử Dị Nhân của nước Tần bị đưa đến nước Triệu làm con tin. Dị Nhân là “thứ nghiệt tôn” nghĩa là đứa trẻ xui xẻo không ai muốn gặp, do thiếp của Tần Thái tử là Hạ Cơ sinh ra.

Theo đó, sứ mệnh của người này là “thâm nhập hang cọp”. Chính vào lúc này, nhà đầu tư lớn Lã Bất Vi xuất hiện, thay đổi vận mệnh của Dị Nhân cũng như thay đổi cả lịch sử.

Quyển “Tư trị thông giám – Chu kỷ ngũ” đã miêu tả tóm lược về cuộc đầu tư được cho là mạo hiểm nhất lịch sử như sau:

Vợ cả của Tần Thái tử là Hoa Dương phu nhân không có con. Hạ Cơ sinh ra Dị Nhân. Dị Nhân được đưa sang nước Triệu làm con tin và bị đối đãi không ra gì.

Vào thời điểm đó, đại thương gia Dương Diệu là Lã Bất Vi đến Hàm Đan của nước Triệu làm ăn. Biết chuyện của Dị Nhân, Lã nghĩ rằng “món hàng lạ này có lợi”, mới gặp Dị Nhân trình bày suy nghĩ của mình.
“Tôi có thể giúp ngài làm nên chuyện lớn”, Lã Bất Vi nói. Đáp lại, đối phương cười mà rằng “vậy ông hãy tự giúp mình trước đi”.
Bất Vi liền trả lời: “Ngài không biết chứ chuyện lớn của ta sau này sẽ dựa vào ngài mà nên.” Dị Nhân nghe thấy vậy rất phấn khởi, bèn ngồi xuống bàn bạc, tỉ tê.

Nhìn từ góc độ hiện nay, Lã Bất Vi chính là một nhà đầu tư mạo hiểm. Chính nhờ sự ủng hộ về tài chính mà nước Tần khi đó mới có điều kiện để cải tổ quyền lực.

Nhưng cũng chính nhờ vậy mà họ Lã đã thực sự trở thành một “ông vua không ngai” của nước Tần.

Quan trọng hơn, sự kết hợp giữa tài chính và vũ lực cuối cùng đã giúp Tần quốc thống nhất được 6 nước, xưng bá trong thiên hạ, gây dựng nền móng cơ sở vững chắc cho một thời đại hoàn toàn mới trong lịch sử Trung Quốc.

Công cụ đầu tư của Lã Bất Vi đương nhiên là tiền bạc. Vì thế, chúng ta cần hiểu rằng, ngoài việc binh khí được sử dụng rộng rãi thì nền kinh tế tiền tệ cũng là một tiêu chí quan trọng trong thời Chiến Quốc.

Tiền Mục nói, Xuân Thu không phải là thời đại của kinh tế tiền tệ.

Theo ghi chép trong “Tả truyền”, giai đoạn liệt quốc của thời đại Xuân Thu, vua tôi vẫn thường biếu xén lẫn nhau, thậm chí cống nạp nhưng cũng không dùng tiền mà chỉ dùng lễ vật như xe, ngựa, gấm vóc và cả người đẹp…

Tuy nhiên, theo ghi chép trong “Sử ký – Lục quốc niên biểu”, năm thứ 2 Tần Huệ Văn Vương bắt đầu sử dụng tiền tệ. Thời điểm này cách giai đoạn cuối của thời kỳ Xuân Thu 155 năm.

Huệ Văn Vương chính là người đã cho ngũ mã phanh thây Thương Uổng và cũng là người trung thành thực hiện đường lối của Thương Uổng. Tần dấy binh thảo phạt Triệu, xưng vương cũng bắt đầu từ đó.

Vào thời Chiến Quốc, nền kinh tế tiền tệ bắt đầu trở nên phổ biến và phương thức đầu tư của Lã Bất Vi chính là đầu tư tiền tệ mà cụ thể là vàng.

Lã nói với Dị Nhân rằng: “Người có thể giúp ngài kế vị duy chỉ có Hoa Dương phu nhân. Bất Vi tuy nghèo nhưng vẫn có thể đưa ngài nghìn vàng để trở về, nhờ bà lập ngài thành người kế vị.”

Dị Nhân đáp lại Bất Vi bằng một lời hứa: “Nếu kế hoạch của ông thành công, ta sẽ chia cho ông một phần nước Tần để cùng hưởng lạc.”

Đúng như suy đoán của Dị Nhân, mục đích thực sự của Lã Bất Vi là mượn danh làm nước Tần hùng mạnh để vun vén cho túi tiền của riêng mình. Nước Tần như vậy chẳng khác gì một công cụ đầu tư giúp họ Lã đạt được tham vọng của một thương gia.

Việc làm của Lã Bất Vi được ghi nhận như một cuộc đầu tư vào chính quyền quốc gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại, trực tiếp đầu tư vào các cuộc chiến tranh giữa các nước và từ đó mở rộng đường lối kết hợp giữa tư bản và chiến tranh.

Đường lối này trên thực tế đã tồn tại vượt thời gian. 1500 năm sau, các ngân hàng ở Địa Trung Hải cũng đã đi theo con đường này và hướng đến cái gọi là “chủ nghĩa tư bản” mà chúng ta biết đến ngày nay.

Dập tắt manh nha của chủ nghĩa tư bản

Tuy nhiên, khi đường lối kết hợp giữa tư bản và quyền lực chỉ vừa mới manh nha, đã bị Tần Thủy Hoàng dập tắt triệt để. Khi Doanh Chính chuẩn bị lên ngôi vua, ông đã loại Lã Bất Vi không một chút nể tình.

Theo Tư Mã Quang, thực chất Tần vương giết Lã Bất Vi chỉ vì muốn che đậy xuất thân không chính đáng của mình. Đây cũng là quan điểm chung của các thư sinh nhưng chưa ai có thể đưa ra một lý giải đủ sức thuyết phục.

Tần Thủy Hoàng không phản đối nên kinh tế tiền tệ mà ông chỉ thống nhất tiền tệ. Một khi tiền tệ không thống nhất thì quyền lực tập trung sẽ không được xác lập.

Nếu Lã Bất Vi không bị khống chế, thiên hạ tất sẽ loạn vì “chủ nợ họ Lã” sẽ tiếp cách thức kiếm lợi từ chiến tranh của mình.

Có thể thấy, mục đích thực sự của Tần vương Doanh Chính chính là muốn tuyên bố một nguyên tắc chính trị cơ bản: một chủ nợ không thể leo lên đầu một quốc gia để uy hiếp, tống tiền.

Cho dù nhà tư bản Lã Bất Vi được đồn đoán là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng đi chăng nữa, ông vua này vẫn không thể làm ngơ, để đất nước của mình bị biến thành công cụ kiếm tiền.

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét